Bất động sản nghỉ dưỡng được các chuyên gia nhận xét là có xu hướng hồi phục sau kỳ "ngủ đông" dài vì Covid-19. Việc mở các đường bay quốc tế đón khách du lịch sẽ là điều kiện tốt cho ngành du lịch và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Dịch Covid-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, gây đình trệ, đứt gãy chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều ngành, bất động sản cũng gặp phải những khó khăn. Hầu hết dự án phát triển bất động sản trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và giá nguyên liệu tăng.
Trong các phân khúc bất động sản thì thị trường bđs nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh. Thanh khoản của các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng: condotel, biệt thự biển, shophouse biển suy giảm suốt 2 năm qua. Trong đó thị trường condotel có kỳ ngủ đông dài khi nhiều tháng không có giao dịch phát sinh.
Bất động sản nghỉ dưỡng dần “nóng” trở lại
Giai đoạn căng thẳng nhất của đợt dịch lần thứ 4, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chịu tác động nặng nề của việc phong tỏa. Các tài sản bất động sản nghỉ dưỡng hụt nguồn cầu do nhiều thành phố lớn vướng phong tỏa khiến thanh khoản xuống thấp kỷ lục.
Quý 4 năm 2021, thị trường bđs nghỉ dưỡng kỳ vọng chuyển biến tích cực khi nhiều tỉnh thành phía Nam dỡ phong tỏa, việc đi lại giữa các tỉnh thành và khu vực Bắc, Trung, Nam được kết nối trở lại.
Hiện Chính phủ đang có lộ trình mở cửa đường bay quốc tế sẽ kích thích du lịch quốc tế trong thời gian tới ở mức giúp ngành bất động sản nghỉ dưỡng đỡ vất vả hơn năm 2021.
Với đà bật từ việc mở các đường bay quốc tế đón khách du lịch cũng sẽ là điều kiện tốt cho ngành du lịch và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng hồi phục. Giai đoạn 2022 - 2023, thị trường du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm một loạt thương hiệu mới như Grand Mercure, Fairmont, Eastin, Four Seasons, Lotte, Dusit and Wink Hotel... Đây cũng là nguồn ngoại lực cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phát triển.
Bất động sản nghỉ dưỡng bứt phá và phục hồi năm 2022
Giá trị hiện tại của thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và bđs nghỉ dưỡng nói riêng nằm ở lợi thế thiên nhiên ban tặng bờ biển dài, đẹp, nhưng nhiều năm qua chỉ phát triển condotel, resort, khách sạn đơn thuần, chưa tạo nên giá trị gia tăng đáng kể. Với những nhà đầu tư ngoại, những thương hiệu khách sạn nổi tiếng của thế giới hướng vào thị trường Việt Nam, bất động sản du lịch Việt Nam hy vọng sẽ khắc phục được hạn chế yếu kém về dịch vụ đi kèm.
Thị trường du lịch nghỉ dưỡng với chuỗi dịch vụ, hệ sinh thái các hoạt động vui chơi giải trí đi kèm phục vụ thúc đẩy tạo ra giá trị gia tăng để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nên hướng tới trong tương lai để bứt phá mạnh hơn.
BUINGROUP tổng hợp
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY!!