Dự án vành đai 3 được đề cập đến vào sáng 7-4 vừa qua, tại kỳ họp thứ 5, HĐND TP.HCM khóa X sẽ xem xét thông qua nghị quyết về triển khai dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 - TP.HCM và nghị quyết về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án này.
Thông tin được Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ chia sẻ trong phần phát biểu khai mạc kỳ họp. Theo đó, tại kỳ họp, HĐND TP sẽ xem xét thông qua các nghị quyết về triển khai dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 - TP.HCM.
HĐND TP cũng xem xét thông qua nghị quyết chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án xây dựng đường vành đai 3 - TP.HCM nhằm hình thành tuyến đường vành đai 3 liên kết, nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả các tuyến đường này.
Hình Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ chia sẻ trong phần phát biểu khai mạc kỳ họp
Việc này sẽ giúp giải quyết nhu cầu giao thông kết nối các đô thị vệ tinh của thành phố, cảng hàng không quốc tế Long Thành, qua đó tạo đột phá về hạ tầng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Việc HĐND TP xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án vành đai 3 là dấu mốc quan trọng để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án trong kỳ họp tháng 5 tới đây.
Sau nhiều năm mong đợi, TP.HCM và các địa phương trong thời gian qua đã khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu khả thi dự án.
Dự án vành đai 3 giai đoạn 1 dài hơn 76,34km đi qua các địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Về quy mô, dự án đầu tư tuyến chính cao tốc quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h. Đường song hành được làm từ 2 đến 3 làn xe.
Giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện một lần theo quy mô hoàn chỉnh từ 63 đến 74,5m, riêng một đoạn gần nút giao Tân Vạn (TP Thủ Đức) rộng 120m.
Hình đường vành đai 3 tphcm nối dài đến Đồng Nai
Dự án được đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 75.378 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, tái định cư 41.589 tỷ đồng.
Trong đó ngân sách TP sẽ cân đối 24.010 tỉ đồng để đầu tư các đoạn qua địa bàn. Về mốc tiến độ, sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 5-2022, dự án sẽ khởi công năm 2023, thông xe năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026.
Do thời gian cấp bách, tờ trình cũng kiến nghị được áp dụng các cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ. TP.HCM và các địa phương có dự án đi qua cam kết triển khai đảm bảo dự án đúng tiến độ dự án.
Để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, HĐND TP sẽ xem xét thông qua chủ trương thực hiện dự án, cam kết cân đối, bố trí vốn ngân sách TP (bao gồm cả phần vốn tăng thêm nếu có) đầu tư các dự án thành phần đi qua địa bàn.
Cũng theo tờ trình của UBND TP.HCM về chuyển mục đích đất rừng để thực hiện dự án vành đai 3, dự án đi qua địa bàn TP sẽ cần phải giải tỏa 408,81 ha đất tại TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh.
Trong số đất giải tỏa, sẽ có 16,82ha đất rừng ở địa bàn xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Đây là loại rừng sản xuất, có nguồn gốc hình thành từ rừng trồng. Quá trình thẩm tra, Ban Đô thị HĐND TP thống nhất với tờ trình của UBND TP. Đồng thời, kiến nghị HĐND TP giao UBND TP đảm bảo việc thực hiện quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng.
Xem thêm dự án giao thông liên tỉnh khu vực phía nam: Thị trường Bình Dương: Thúc đẩy các dự án giao thông, tăng cường quản lý đất đai trên toàn tỉnh
BUINGROUP tổng hợp
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY!!