Hiện nay việc cho vay theo hình thức cầm cố giấy tờ có giá rất phổ biến và được nhiều người dân chọn lựa vì thủ tục nhanh chóng và thuận tiện. Tuy vậy nó cũng tiềm ẩn những rủi ro khi thế chấp tài sản mời bạn đọc bài viết sau đây để tránh những trường hợp rủi ro.
Rủi ro khi cho vay thế chấp và nhận tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá: Một số rủi ro phổ biến khi ngân hàng nhận giấy tờ có giá của khách hàng làm tài sản cầm cố đảm bảo cho khoản vay của mình:
Các rủi ro đến từ tài sản thế chấp bằng giấy tờ có giá chủ yếu là hình thức làm giả số liệu, làm giả chứng từ. Ví dụ như chuyện nhân viên Ngân hàng làm giả sổ tiết kiệm một ngân hàng khác rồi dùng sổ này để vay thế chấp, chiếm đoạt tiền đi kinh doanh nhưng bị thua lỗ hàng tỷ đồng.
Xem thêm: Ngân hàng định giá đất như thế nào
Sự chênh lệch giá (ví dụ như các sổ tiết kiệm tiền đồng dùng để vay vàng), khi vàng lên giá quá nhanh vượt qua cả hạn mức của sổ tiền đồng, khách hàng không có khả năng mua vàng trả lại và dẫn đến quá hạn.
Hoặc thế chấp bằng các chứng khoán, cổ phiếu, rủi ro từ tình hình thị trường làm cho cổ phiếu mất giá, mất thanh khoản, giá trị giảm hơn số tiền vay trong khi nhà đầu tư đang thiếu vốn nên không trả nợ được, Ngân hàng cũng gặp rắc rối khi phải làm thủ tục chuyển nhượng mua bán cổ phiếu của khách hàng.
Các rủi ro thường gặp liên quan đến các giấy tờ như hối phiếu, các bộ hồ sơ nguồn gốc xuất xứ của lô hàng (bộ chứng từ xuất/nhập khẩu)... Cụ thể các rủi ro thường gặp là:
Vì khách hàng quen nên khâu kiểm tra chứng từ được thực hiện nhanh hoặc bổ sung sau, tuy nhiên đến lúc bổ sung lại không thể hoàn chỉnh được (hải quan không xác nhận, hàng hóa không đúng như trong tờ khai, chất lượng không đúng, số lượng không đủ…) hay hời gian bổ sung tu chỉnh lâu.
Hoặc Ngân hàng nước ngoài không chấp nhận thanh toán (do Ngân hàng trong nước thấy đúng nhưng Ngân hàng nước ngoài thấy chưa đủ...) dẫn đến tranh chấp kéo dài giữa bên mua và bên bán, ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Ngoài các rủi ro khi nhận giấy tờ có giá cầm cố cho khoản vay, bạn có thể tham khảo thêm một số rủi ro khi nhận tài sản đảm bảo là bất động sản để vay thế chấp trong bài viết sau:
Để giảm rủi ro khi nhận giấy tờ có giá làm tài sản đảm bảo, cầm cố ngân hàng và đơn vị cho vay tín dụng cần phải thật cẩn thận, thà chậm mà an toàn. Cụ thể:
Xem thêm: Cách Hoạch Toán Bất Động Sản Đầu Tư Kế Toán Bất Động Sản
Luôn kiểm tra thật kỹ và đối chiếu, xác nhận phong tỏa, kiểm tra việc phong tỏa trên hệ thống và từ nơi phát hành, sau đó mới tiến hành giải ngân.
Liên tục cập nhật biến động thị trường để điều chỉnh tỷ lệ vay, hoặc cắt khoản vay khi tỷ lệ đảm bảo đến mức bị đe dọa (đến mức 90 - 95% giá trị tài sản đảm bảo).
Đội ngũ Buinland biên tập